Pet City Hopital chuyên cung cấp dịch vụ chó mèo hàng đầu, chuyên nghiệp. Chất lượng dịch vụ tốt nhất luôn được khách hàng tin tưởng và là điểm đến tuyệt vời dành cho thú cưng.

Tel:

Dịch vụ thú y

13/10/2017



Dịch vụ thú y
7.0 trên 10 được 4 bình chọn

Phòng khám thú y Pet City Hopital cơ sở chăm sóc cấp cứu và chăm sóc đặc biệt đầu tiên và duy nhất ở Tphcm làm việc 24/7:
Đội ngũ bác sĩ thú y của Pet City Hopital luôn sẵn sàng phục vụ cho các thú cưng vào bất cứ giờ nào trong ngày hoặc ban đêm. Bác sĩ thú y với nhiều năm kinh nghiệm, Pet City Hopital luôn đảm bảo về chất lượng khám chữa bệnh cho thú cưng của bạn.
Phương châm của chúng tôi là đối xử với mọi khách hàng như thể họ là gia đình, và mỗi thú cưng như thể chúng là của mình! Tại sao lại chọn chúng tôi? Mỗi bác sĩ của chúng tôi đều được đào tạo về chăm sóc sức khoẻ và thuốc cấp cứu. Bác sĩ và nhân viên của chúng tôi yêu thú cưng của mình, tôn trọng khách hàng của mình.

CHÓ MÈO ĐƯỢC TRIỆT SẢN NHƯ THẾ NÀO:
Triệt sản là một thủ thuật cần phải được tiến hành khi chó mèo được gây mê toàn phần có sử dụng thuốc giảm đau phù hợp.
+ Con đực được triệt bằng rạch một đường nhỏ ở bìu dái và sau đó cắt bỏ cả hai tinh hoàn.
+ Con cái:
Triệt sản bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách rạch một vết ở bụng hoặc ở sườn sau đó cắt bỏ cả tử cung và buồng trứng (thông thường vết rạch chỉ dài 1,5cm).
Nhiều bác sĩ thú y khi triệt sản chỉ cắt bỏ buồng trứng. Con cái không còn khả năng mang thai và ham muốn khi đến kỳ (kỳ sau khi triệt sản có thể động dục do nhớ kỳ nếu con cái được triệt sản sau khi đã động dục) nhưng do còn tử cung có thể bị mắc bệnh viêm nhiễm hoặc ung thư.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ thú ý có thể muốn giữ chó mèo của bạn trong phòng phẫu thuật trong một thời gian (thường không quá mấy tiếng trong ngày) nhằm theo dõi sự hồi phục của chúng sau gây mê và sau phẫu thuật, đồng thời hỗ trợ thuốc giảm đau. Thú cưng của bạn có thể có một số vết chỉ khâu và có thể cần được cắt bỏ từ 7-10 ngày
sau phẫu thuật. Hầu hết các trường hợp, thú cưng của bạn sẽ khỏe mạnh bình thường trở lại sau vài ngày.

Phòng khám Thú y Pet City Hopital sức khỏe thú cưng:
Lịch chủng ngừa các bệnh thường gặp ở chó mèo
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sống ở Việt Nam thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng,…) sinh trưởng, phát triển và lây nhiễm. Trên chó mèo, việc tiêm chủng cho thú chưa được nhiều người nuôi dành sự quan tâm đúng mức. Chính vì vậy thú non, nhất là những thú chưa chủng ngừa rất dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc với mầm bệnh từ môi trường. Tại Việt Nam hiện nay đã có vắc-xin để tiêm phòng những bệnh sau:
Đối với chó:
Bệnh carré do canine distemper virus (CDV).
Bệnh viêm ruột do canine coronavirus (CCV), canine parvovirus (CPV và CPV-2c).
Bệnh viêm gan truyền nhiễm do canine adenovirus chủng 1 (CAV-1).
Bệnh hô hấp truyền nhiễm do canine adenovirus chủng 2 (CAV-2).
Bệnh phó cúm do parainfluenza virus (CPiV).
Bệnh xoắn khuẩn vàng da do Leptospira canicola, L. grippotyphosa, L. icterohaemorrhagiae và L. pomona gây ra – có thể lây cho người.
Bệnh dại – có thể lây cho người.
Thông thường chó sẽ được tiêm phòng mũi đầu tiên từ 6-8 tuần tuổi. Dựa trên nhiều yếu tố, chó sẽ được tiêm 2-3 mũi bệnh thường gặp, mỗi mũi cách nhau 3-4 tuần,
và tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi chó đạt 12 tuần tuổi trở lên.

Cách chải lông cho chó và chăm sóc đẹp hơn:
Để nuôi và chăm sóc tốt cho chó người nuôi cần chuẩn bị cho nó một nơi ở thoáng mát sạch sẽ vì chó không chịu đựng được với khí hậu nóng quá hoặc lạnh quá. Một nơi ở rộng rãi thoáng mát không ẩm ướt là nơi sống tuyệt vời nhất cho chúng. Bộ lông của mặc dù rậm rạp nhưng ngược lại chúng lại không chịu đựng được lạnh, thường mắc các chứng bệnh như viêm phổi, viêm phế quản nếu như không được giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Chó rất thích tham gia các hoạt động vui chơi chạy nhảy hay luyện tập những bài bắt bóng. Mỗi ngày bạn cũng nên dắt chó đi dạo bộ bên ngoài khoảng 15-30 phút để rèn luyện thể lực giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cách chữa trị cho chó bị dị ứng:
Nguyên nhân dị ứng thức ăn:
– Đường ruột không khỏe: tính thấm vách ruột cao. Tình hình sức khỏe của chó và chức năng vách ngăn niêm mạc càng tốt. Tế bào đường ruột có chức năng ngăn chặn hấp thụ protein càng mạnh. Có thể ngăn chặn phần lớn phân tử protein, bảo vệ hệ thống miễn dịch của chó khỏe mạnh.
– Rối loạn vi khuẩn: Probiotics trong ruột có thể được kết dính độc tố. Bảo vệ chống lại những chất có hại làm tổn thương thành ruột, tránh để chất độc thấm vào ruột.
– Ăn thực phẩm không phù hợp: ăn các thực phẩm từ sữa chứa lactose. Dẫn đến hiện tượng không dung nạp lactose, ăn ngô, lúa mì dễ dẫn đến dị ứng thức ăn.
* Làm thế nào cải thiện dị ứng do thức ăn: ăn thức ăn theo công thức, chống dị ứng thức ăn cho chó theo công thức thực đơn có thể giảm bớt khả năng phải chịu đựng do thức ăn dẫn đến. Ăn thức ăn cho chó có độ mẫn cảm thấp.
– Bổ sung vi khuẩn có lợi: điều chỉnh vi khuẩn có thể tránh hiện tượng dị ứng rất tốt.
– Bổ sung vitamin B: Vitamin B có tác dụng rất tốt cho việc khôi phục sửa chữa tế bào biểu mô ruột.
Làm thế nào ngăn ngừa dị ứng chó:
Các loại dị ứng của chó có thể là do quần áo, rèm cửa, tường, đồ dùng gia đình thậm chí là cả lưu thông không khí. Chú ý duy trì sự sạch sẽ có thể giảm nhẹ phản ứng dị ứng của bạn. Tránh để chó ở nơi bạn ngủ hoặc ở một khu vực quá lâu. Khi chơi đùa cùng chó, vuốt ve hoặc cho ăn xong phải rửa tay. Bạn cũng có thể dùng một ít thuốc chống dị ứng trước khi chơi đùa hoặc vuốt ve chó. Tắm rửa và thay quần áo cũng có tác dụng. Không được để chó nhảy lên đồ gia dụng mà bạn ngồi, nằm hoặc sử dụng. Cách khoảng 2, 3 tháng phải làm sạch hoặc dùng máy hút bụi trên sàn, dùng chất tẩy hoặc cách làm nóng để làm sạch thảm. Duy trì sự sạch sẽ ở phòng ngủ, đồ chơi
và khu ăn uống của chó.

Bệnh thường gặp ở mèo:
1. Bệnh dại (Rabies):
Bệnh dại là căn bệnh viêm nhiễm virus lây truyền qua vết cắn của một con vật đã nhiễm bệnh, nhiễm trùng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương, làm cho mèo bị sốt và có những động thái khác thường. Mèo bị bệnh thường có nhớt dãi chảy ra, hay ngáp, đồng tử mắt dãn ra, giảm ăn và có chiếu hướng hung hãn. Vào giai đoạn cuối mèo thường bị tê liệt, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp:
Nhiễm trùng đường hô hấp (URI) là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở mèo. Triệu chứng dễ nhận biết như đỏ mũi, mắt đỏ, sốt và kém ăn.
3. Bệnh Feline Panleukopenia (FP):
Bệnh Feline Panleukopenia hay còn gọi là bệnh sốt ho ở mèo. Những con mèo mắc bệnh này thường có số lượng tế bào máu trắng giảm mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ miễn dịch và hậu quả làm cho con vật suy yếu và mắc thêm nhiều bệnh khác. Triệu chứng thường thấy như kém ăn, tiêu chảy, nôn mửa, nếu ở thể nặng có thể truyền sang cho con người, vì vậy khi vật bị bệnh nên cách ly để tránh tiếp xúc, bị cắn và lây bệnh.
4. Bệnh FIV:
FIV (Feline Imunodeficiency virus) là căn bệnh suy giảm miễn dịch virus truyền từ con vật mắc bệnh sang mèo khỏe mạnh. Hiện tượng thường gặp là viêm nhiễm tại miệng làm cho con vật kém ăn, mắc bệnh hô hấp và viêm nhiễm mãn tính.
5. Bệnh FIP:
FIP (Feline Imfectious Peritonitis) là chứng viêm phúc mạc ở mèo và là căn bệnh rất nguy hiểm do virus gây ra. Virus tồn tại trong hai hình thái một là ở thể ướt và hai là ở thể khô, không có dịch ướt ở bụng. Tất cả 2 thể này đều có dấu hiệu như lờ đờ, sốt, tiêu chảy, nôn mửa và kém ăn.
6. Bệnh Chlamydia:
Đây là dạng vi khuẩn rất hay gặp ở mèo, gây viêm nhiễm mắt dẫn đến viêm kết mạc và làm cho mèo dễ bị mù. Triệu chứng thường thấy như ho, hắt hơi, biếng ăn, chảy nước mũi, viêm phổi, thở gấp sốt và chảy nước mắt.
7. Bệnh FeLV:
FeLV (Feline Leukemia Virus) là căn bệnh gây bệnh bạch cầu do virus ở mèo. Trước tiên nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là nguy cơ gây bệnh ung thư cho con vật. Có thể được truyền từ những con mèo mắc bệnh qua đường ăn uống, tiếp xúc phân, nước tiểu, chất tiết cơ thể hoặc từ mẹ mèo sang mèo con.
8. Bệnh ký sinh trùng:
Ký sinh trùng là căn bệnh rất dễ mắc phải ở nhóm vật nuôi trong gia đình, trong đó có chó mèo. Bệnh ký sinh trùng bên ngoài gồm bọ chét, ghẻ, bọ, ve trong tai, trên da vv… nó có thể gây ngứa ngáy tróc da. Một số loại ký sinh trùng bên trong có giun kim, giun tóc, sán…,
9. Bệnh tiểu đường:
Đây cũng là căn bệnh dễ gặp ở mèo, nguyên nhân chính là do rối loạn nội tiết nhất là ở những con mèo được nuôi dưỡng tốt, mắc bệnh béo phì. Khi mắc bệnh mèo thường phàm ăn và hậu quả làm cho nguy cơ mắc bệnh không giảm.
10. Bệnh về da:
Bệnh về da ở mèo rất đa dạng hay được gọi là bệnh rối loạn da, có thể chia ra 4 dạng: viêm nhiễm da, bệnh về da có liên quan đến miễn dịch, bệnh về da mang tính di truyền và cả bệnh bên trong da. Một số loại bệnh thường gặp như gây rụng lông, trứng cá mụn nhọt, ghẻ, lở…

Nhận chăm sóc,lưu chuồng Chó + Mèo:
-Nhận lưu giữ Chuồng và chăm sóc cho các Pé Chó mọi kích cỡ, ngày lễ, ngày thường.
-Có chuồng chó inox rộng rãi 2m4, để cách ly các pé lớn nhỏ khác nhau và sân chơi 30m2 tha hồ chạy nhảy nếu pé hiền mình sẽ thả các pé ra chơi chung.
-Các chuồng inox được chia thành từng vách ngăn rõ ràng, các pé có khoảng không gian riêng biệt.
-Thức ăn gồm thức ăn hạt gồm Ganador- Sản phẩm của Nước Pháp- dành cho chó lớn và dành chó nhỏ khác nhau, thịt gà, cơm chiên trộn với các loại rau củ quả.
– Có nhận đón các pé tại nhà, bằng chuồng vận chuyển chuyên dụng
-Nếu gởi 1 tuần sẽ được miễn phí tắm rửa, 2 tuần sẽ được dẫn đi dạo chơi công viên với các bạn khác.

-Yêu cầu:
+Các pé chưa từng nằm trong máy lạnh, vì bên mình không cho pé nằm máy lạnh nha! Gió mát tự nhiên.
+Phải có giấy tờ (sổ khám sức khỏe) đã chích thuốc phòng 7 bệnh (2 liều) không quá 8 tháng kể từ ngày chích thuốc.
+Chó trưởng thành từ 8 Tháng trở lên.
-Có thể qua thăm pé bất kỳ ngày nào nếu thích.

CẤP CỨU CHÓ MÈO TRÚNG ĐỘC/ĐÁNH BẢ:
Điều đầu tiên phải chuẩn bị là: sự bình tĩnh và sáng suốt của bạn, như thế mới mong cứu sống được vật nuôi. Nếu thấy chó vừa ăn phải bả chuột, gây nôn ngay có thể sơ cứu quyết định tới trên 80% mạng sống của chó. Bả chó là bột mã tiền trộn vào xương gà, chất độc này tác động cực nhanh vào hệ thống tim mạch chó nên ta thường thấy chó chết rất nhanh. Nếu đã học qua phương pháp tiêm: Khi chó dính bả khoảng 5 phút đến 30 phút có kèm theo sốt cao, đứng đồng tử, co giật mạnh, xùi bọt mép…v.v. Tiêm Atropin (1ml/10kg), dùng Oxy 50ml pha loãng 50 ml nước cho uống hết, dùng dầu ăn 200ml bơm hậu môn, nếu sốt cao trên 40 độ thì dùng nước đá lau khắp người, tiêm anglin (1ml/10kg) cho đến khi hạ sốt hẳn. Khoảng 30′ triệu chứng trên hết là chó đã qua cơn nguy hiểm, mấy ngày sau tiêm thuốc nâng sức đề kháng. Nhưng khi áp dụng biện pháp này, phải phân biệt chó dính bả thời gian bao lâu, nếu lâu trên 3h thì tuy vẫn bình tĩnh cứu chữa nhưng cơ hội sống mong manh.
Gây nôn khẩn cấp cho chó là biện pháp rất quan trọng loại trừ chất chứa trong dạ dày khi chó ăn phải hóa chất độc, bả chuột, cỏ cây độc, thức ăn độc và dị vật.
Trước khi gây nôn cần làm cho cơ thể vật hạ nhiệt và tỉnh táo bằng cách dội nước lạnh liên tục.

Một số thực phẩm quen thuộc và tốt cho con người nhưng lại không dành cho chó:
Những thực phẩm này có thể gây nguy hiểm hay thậm chí gây tử vong cho thú cưng của bạn. Cùng tìm hiểu những thực phẩm nguy hiểm cần tránh cho chó cưng ăn để tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc:
Tỏi và hành tây: là gia vị thường xuyên được sử dụng trong những món ăn của con người để thêm hương vị và thậm chí là rất tốt cho sức khỏe, nhưng chó của bạn sẽ
gặp vấn đề về tiêu hóa khi ăn phải chúng.
Sô-cô-la: là thực phẩm ngọt ngào mà chó có thể cũng sẽ ưa thích, nhưng chất caffein có trong sô-cô-la có thể giết chết vật nuôi của bạn
Quả bơ: gần như tất cả bộ phận của cây bơ đều là chất độc đối với động vật, bao gồm cả quả. Thịt gà gia cầm không phải là mối nguy hại cho chó nhưng xương của chúng có thể khiến đường ruột và dạ dày của chó bị tổn thương.
Thực phầm mốc: bạn thường quăng cho chó bất cứ thứ gì mà ngay cả bạn cũng không ăn được nữa.
Các sản phẩm từ sữa: chó khó có thể tiêu hóa nổi lactose chất mà chứa rất nhiều trong sữa. Nếu hấp thụ quá nhiều lactose, chó của bạn có thể bị tiêu chảy và mắc một số bệnh về đường ruột
Cá hồi sống: được nấu chín rất tốt, nhưng cá hồi sống có thể gây ra SPD (bệnh ngộ độc cá hồi)
– Gan động vật bạn có thể cho chó ăn một lượng nhỏ gan động vật nấu chín, nhưng hãy cẩn thận khi cho chó ăn quá nhiều

Nguyên nhân gây ra bệnh eczema ở chó:
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm da ở chó có rất nhiều, tiếp xúc chất dị ứng, lông bị làm sạch quá mức, cắn, bắt, muỗi đốt và bị ký sinh trùng cắn bên ngoài cơ thể; một vài thuốc kích thích da, bị bụi bẩn kích thích, sống nơi ẩm ướt, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và các yếu tố khác có thể gây ra bệnh chàm.
Triệu chứng của bệnh eczema chàm da ở chó:
Các triệu chứng của bệnh chàm là da nổi ban đỏ, sẩn, mụn nước, có vảy ở vết thương trên da, có trạng thái nóng, đau, ngứa. Khi bị cấp tính, những khu vực bị ảnh hưởng
hoặc có hình dạng khác có ban đỏ eczema, cơ thể chó mèo sẽ ngứa kinh khủng trong tình trạng nghiêm trọng. Sau đó có thể có các triệu chứng khác nhau như mụn nhọn,
mun nước, thời gian trôi qua dần những mụn mủ sẽ vỡ ra đồng thời loét da rải rác khắp cơ thể với mùi bất thường. Thời kỳ phát bệnh, da của chó mèo sẽ ngứa và gãi, ma sát
có thể gây ra viêm. Nếu không được kịp thời chữa trị, tình trạng sẽ có những triệu chứng mãn tính. Da sẫm màu, dày cộm, có những nốt sần cứng hơn, to hơn ở giữa các vết hằn da.
Điều trị bệnh eczema ở chó:
Điều trị bệnh chàm da ở chó con, ngoài việc loại bỏ các yếu tố có nguy cơ nêu trên còn có thể dùng phương pháp gây tê. Có thể dùng thuốc dexamethasone 0.2 mg / kg trọng
lượng cơ thể, hoặc prednisone uống viên nén acetate 1,0 mg / kg trọng lượng cơ thể, cắt lông sau khi đi qua vùng bị bệnh, nhẹ bôi một lớp thuốc mỡ để da thả lỏng. Ngăn chặn
nhiễm trùng da có thể dùng luân phiên thuốc mỡ erythromycin. Trong tế bào viêm bị mủ, có thể sử dụng penicillin, gentamicin tiêm vào cơ bắp để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các
triệu chứng trong trường hợp nặng hơn, có thể dùng hỗn hợp và tiêm dexamethasone, 2 lần một ngày.

BỆNH VIÊM TAI Ở CHÓ
1. NGUYÊN NHÂN:
– Do dị ứng với thuốc hoặc thức ăn.
– Do ghẻ tai (ear mite).
– Bệnh do vi khuẩn hoặc nấm.
– Do có dị vật trong tai, v.v…
– Do chấn thương.
– Sự biến đổi bất thường của hormon,v.v…, sự giảm hoạt động của tuyến giáp
– Do nước đọng trong tai, môi trường trong tai ẩm ướt…
– Do di truyền, khối u…
2.TRIỆU CHỨNG:
– Tai có mùi hôi, tanh khó chịu.
– Chó có biểu hiện gãi, cọ sát liên tục ở tai và đầu.
– Có dịch, mủ ở trong tai.
– Sưng tấy, đỏ ở trong niêm mạc của tai, vành tai, ống tai.
– Chó tỏ ra đau nhức, khó chịu.
– Chó có những biểu hiện thay đổi hành vi như: buồn rầu, ủ rũ hoặc dễ bị kích động.
3. ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHÙ HỢP:
– Dùng kháng sinh quá nhiều và không đúng có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi
– Sử dụng những chất sát khuẩn gây kích ứng để rửa tai cũng là yếu tố mở đường cho viêm tai
– Chó đã từng viêm tai ngoài nhưng do điều tyri5 không đầy đủ nên bị tái lại
4. CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH:
– Giữ tai luôn sạch và khô
– Tạo sự thông thoáng và thoát nước cho lỗ tai bằng cách cắt tỉa bớt lông trong ống tai, nhổ lông mọc lạc trong kênh tai và cột loa tai cao lên phía đầu
– Luôn vệ sinh tai trước khi nhỏ thuốc điều trị
– Liệu pháp điều trị tại chỗ, kết hợp với liệu pháp toàn thân khi cần
– Sử dụng chất kháng viêm
– Sử dụng kháng sinh: nhóm aminoglycosides (Neomycin, Polymycin, Gentamycin)
– Sử dụng chất diệt ký sinh trùng
5.CHĂM SÓC TẠI NHÀ:
– Dùng khăn bông/bông gòn lau nhẹ vành tai thú mỗi ngày
– Dùng Epi-Otic vệ sinh tai sau mỗi lần tắm
– Dùng Epi-Otic vệ sinh tai khi tai chó có tình trạng viêm, sau đó sử dụng Deroxyl điều trị tại chỗ
– Tránh sử dụng tăm bông khi không quan sát được kênh tai của thú

Khách sạn cho thú cưng:
Khách sạn cho thú cưng là dịch vụ cung cấp nơi lưu trú cho thú cưng mỗi khi gia chủ có dịp đi xa mà không có ai chăm sóc thú cưng của mình.
Ngoài ra dịch vụ khách sạn cho thú cưng còn nhận giữ giúp những “em thú nuôi” đáng yêu của bạn trong những dịp lễ, tết giúp cho gia đình an tâm vui chơi.
Theo tổ qui định của Tổ chức sức khỏe động vật thế giới, một khu lưu trú cho thú cưng phải đạt chuẩn sau:
Có hầm chứa phân, chất thải, hầm lắng, hầm phân hủy
Hệ thống xử lý không khí
Hệ thống xử lý nước thải theo chu trình tự động hóa khử trùng 30 phút/lần.
Khí thải trong chuồng được phân ly thành khí không độc Nito và Oxy, sau đó khí này được quạt hút tự động đưa vào đường ống xử lý trước khi thải ra ngoài, trả lại nguồn oxy dồi dào trong khu lưu giữ.
Nhiệt độ phải được duy trì ở mức khoảng 25 độ C nhằm mang lại thân nhiệt tốt nhất cho thú nuôi.
Độ ẩm phải cân bằng

Cách trị bệnh ghẻ cho chó
Sơ lược về bệnh ghẻ:
Khi chó bị ghẻ chúng ta đều quy đồng tất cả các dạng bệnh gọi chung là chó bị ghẻ.
Thực tế, chó thường mắc 2 bệnh ghẻ đó là Ghẻ Sarcoptes và ghẻ Demodex. Ghẻ Sarcoptes có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. canis. Gây xâm nhiễm,
đẻ trứng, nhân gấp bội về số lượng bề mặt da, gây ngứa, rụng lông. Có thể lây lan sang người. Loại ghẻ này không gây nguy hại lắm cho chó.Ghẻ Demodex còn gọi là ghẻ lường
hay ghẻ bao lông, có tên khoa học là Demodex Canis. Có hình mũi tên nhọn, chuyên đào khoét và nằm sâu trong bao lông, hút chất dinh dưỡng, dịch nhờn bao lông của ký chủ
gây tổn thương da và rụng lông rất nặng nề. Tổn thương nặng nhất là vùng quanh mi mắt, mặt, sưng đỏ chảy nước ở gan bàn chân.
Toàn bộ da rụng lông, chảy ra dịch huyết tương lỏng, không đông, mùi rất hôi đặc trưng, không một loại nước thơm nào có thể át đựơc.
Một số thuốc điều trị:
– Bôi ngoài da mỡ hoặc dung dịch Sulfur có 30-32% Cancium polysulfide hoặc Benzylbenzoate 20 hoặc 50%. Hoặc một số thuốc trị ghẻ ở người cũng có thể dùng được nhưng hiệu quả không cao.
– Có thể pha chế kết hợp dạng mỡ hoặc dung dịch nước bôi da theo công thức sau:
Benzylbezoate…………….25,0%
Lindane……………………..1,0% bôi hàng ngày vào cùng da có nốt ghẻ.
– Điều trị viêm da bội nhiễm bằng Kháng sinh tiêm,bôi ngoài. Đặc biệt là các vết tự cắn xé do quá ngứa, viêm có mủ chảy nước,hôi.
– Điều trị viêm dị ứng bằng các loại thuốc kháng Histamin, corticosteroid.
– Sử dụng thuốc xịt ghẻ dành cho chó mèo Alkin Mitecyn

Bệnh thường gặp ở mèo:
1. Bệnh dại (Rabies):
Bệnh dại là căn bệnh viêm nhiễm virus lây truyền qua vết cắn của một con vật đã nhiễm bệnh, nhiễm trùng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương, làm cho mèo bị sốt và có những động thái khác thường. Mèo bị bệnh thường có nhớt dãi chảy ra, hay ngáp, đồng tử mắt dãn ra, giảm ăn và có chiếu hướng hung hãn. Vào giai đoạn cuối mèo thường bị tê liệt, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
2. Nhiễm trùng đường hô hấp:
Nhiễm trùng đường hô hấp (URI) là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở mèo. Triệu chứng dễ nhận biết như đỏ mũi, mắt đỏ, sốt và kém ăn.
3. Bệnh Feline Panleukopenia (FP):
Bệnh Feline Panleukopenia hay còn gọi là bệnh sốt ho ở mèo. Những con mèo mắc bệnh này thường có số lượng tế bào máu trắng giảm mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
hệ miễn dịch và hậu quả làm cho con vật suy yếu và mắc thêm nhiều bệnh khác. Triệu chứng thường thấy như kém ăn, tiêu chảy, nôn mửa, nếu ở thể nặng có thể truyền
sang cho con người, vì vậy khi vật bị bệnh nên cách ly để tránh tiếp xúc, bị cắn và lây bệnh.
4. Bệnh FIV
FIV (Feline Imunodeficiency virus) là căn bệnh suy giảm miễn dịch virus truyền từ con vật mắc bệnh sang mèo khỏe mạnh. Hiện tượng thường gặp là viêm nhiễm tại miệng
làm cho con vật kém ăn, mắc bệnh hô hấp và viêm nhiễm mãn tính.

Bệnh hay gặp ở mèo:
1. Bệnh FIP:
FIP (Feline Imfectious Peritonitis) là chứng viêm phúc mạc ở mèo và là căn bệnh rất nguy hiểm do virus gây ra. Virus tồn tại trong hai hình thái một là ở thể ướt
và hai là ở thể khô, không có dịch ướt ở bụng. Tất cả 2 thể này đều có dấu hiệu như lờ đờ, sốt, tiêu chảy, nôn mửa và kém ăn.
2. Bệnh Chlamydia:
Đây là dạng vi khuẩn rất hay gặp ở mèo, gây viêm nhiễm mắt dẫn đến viêm kết mạc và làm cho mèo dễ bị mù. Triệu chứng thường thấy như ho, hắt hơi, biếng ăn, chảy nước
mũi, viêm phổi, thở gấp sốt và chảy nước mắt.
3. Bệnh FeLV:
FeLV (Feline Leukemia Virus) là căn bệnh gây bệnh bạch cầu do virus ở mèo. Trước tiên nó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là nguy
cơ gây bệnh ung thư cho con vật. Có thể được truyền từ những con mèo mắc bệnh qua đường ăn uống, tiếp xúc phân, nước tiểu, chất tiết cơ thể hoặc từ mẹ mèo sang mèo con.
4. Bệnh ký sinh trùng:
Ký sinh trùng là căn bệnh rất dễ mắc phải ở nhóm vật nuôi trong gia đình, trong đó có chó mèo. Bệnh ký sinh trùng bên ngoài gồm bọ chét, ghẻ, bọ, ve trong tai,
trên da vv… nó có thể gây ngứa ngáy tróc da. Một số loại ký sinh trùng bên trong có giun kim, giun tóc, sán…,
5. Bệnh tiểu đường:
Đây cũng là căn bệnh dễ gặp ở mèo, nguyên nhân chính là do rối loạn nội tiết nhất là ở những con mèo được nuôi dưỡng tốt, mắc bệnh béo phì. Khi mắc bệnh mèo thường
phàm ăn và hậu quả làm cho nguy cơ mắc bệnh không giảm.
6. Bệnh về da
Bệnh về da ở mèo rất đa dạng hay được gọi là bệnh rối loạn da, có thể chia ra 4 dạng: viêm nhiễm da, bệnh về da có liên quan đến miễn dịch, bệnh về da mang tính di
truyền và cả bệnh bên trong da. Một số loại bệnh thường gặp như gây rụng lông, trứng cá mụn nhọt, ghẻ, lở…

Tiêm phòng vacxin cho thú cưng và những điều lưu ý cần thiết:
Thời gian gần đây, việc nuôi thú cảnh đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở thành thị cũng như nông thôn. Nhu cầu tìm bạn hoặc bảo vệ, canh gác cũng tăng lên
Cùng với sự phát triển này, chúng ta cũng cần quan tâm tới vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình cũng như với thú cưng của bạn. Tiêm vacxin phòng bệnh trở thành việc thiết
yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Tại sao phải tiêm phòng vacxin cho thú cưng?
Tiêm vacxin là cách tốt nhất dể giúp chú thúcưng của bạn phòng chống được bệnh nguy hiểm, bệnh không có thuốc chữa, bệnh truyền nhiễm.Từ đó tránh được thiệt hại về kinh tế cho bạn cũng như tính mạng của thú cưng.
Một số loại vacxin trên thị trường hiện nay:
Vacxin 5 bệnh phòng các bệnh sau:
– Care virus.
– Parvo virus.
– Viêm gan truyền nhiễm.
– Ho cũi chó.
– Phó cúm.
Vacxin 6 bệnh phòng các bệnh:
– 5 bệnh trên và thêm Leptospria
Vacxin 7 bệnh phòng các bệnh:
– 6 bệnh của vacxin 6 bệnh và thêm bệnh Coronavirus.
Hiện nay 2 loại vacxin được dùng phổ biến là vacxin 5 bệnh và vacxin 7 bệnh.
Bảo quản:
– Trong quá trình vận chuyển vacxin cần bảo quản vacxin đúng quy định.
– Nhiệt độ: 2-7 ¬độ C.
– Tránh ánh sáng trực tiếp và va đập mạnh .
Liệu trình tiêm vacxin:
Tại sao nên tiêm vaccine mũi đầu tiên khi thú cưng được 3 tuần tuổi? vì đó là lúc lượng kháng thể mẹ truyền thấp, đồng thời vào độ tuổi đó thú cưng thường bắt đầu
tập ăn nên dễ nhiễm bệnh hơn cả.

Những vấn đề bạn nên biết khi nuôi một chú cho trong nhà:
Bạn rất thích nuôi chó và muốn có cho mình một chú chó để làm bạn với mình. Con vật đáng yêu này sẽ khiến bạn mềm lòng là nhận nuôi ngay một em cưng về nhà. Lúc này đây bạn sẽ có nhiều thứ thay đổi khi đón một người bạn mới về. Ban đầu chúng sẽ đi “bậy” khắp nơi và cắn xé đồ lung tung nên bạn cần phải chăm sóc và huấn luyện chúng sao cho phù hợp nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số lưu ý khi nuôi chó nhé các bạn.
1. Nhu cầu của bạn là gì?
Tại sao bạn muốn nuôi chó, bạn cần chúng để tập tập thể thao, đi săn hay trông nhà? Hãy xem xét nhu cầu của mình trước khi nuôi một chú chó nhé.
2. Chi phí nuôi một chú chó:
Bạn có thể nuôi chúng được hay không? Mua thì đơn giản như bạn tốn khá nhiều tiền cho việc chăm sóc chúng như mua các vật dụng cần thiết, chích ngừa, thức ăn,
tiêm phòng, đến trung tâm tập huấn…
3. “Nhà” đúng nghĩa:
Bạn nên nuôi chúng trong nhà hay để ngoài sân và xích chúng lại. Chó là một người bạn thân của gia đình bạn không nên để chúng ở nhà khi bạn đi vắng hay không
có thời gian ngó ngàng đến chúng. Hay bỏ mặc chúng lâu ở ngoài như vậy cũng không được, chúng có thể bị bắt trộm.
4. Tuổi của chó:
Nếu chú chó của bạn đã già cả thì bạn có bỏ rơi chúng không? Khi chúng trở nên vô dụng thì bạn sẽ làm gì và có thể chăm sóc nó những lúc nó yếu đi hay không. Chúng
luôn bên cạnh bạn nên bạn hãy làm điều tốt nhất với chúng khi về già nhé.

Điều cần biết khi nuôi chó mèo:
1. Sức khoẻ:
Nếu một thành viên gia đình bạn bị dị ứng với chó thì bạn tuyệt đối không nên nuôi chó vì có thể gây ánh hưởng sức khỏe của người khác.
2. Thời gian:
Bạn cần có thời gian cho thú cưng của mình, bạn có sẵn lòng bỏ thời gian của mình để chơi với chú chó không? Đối với chó con thường hiếu động hơn một chú chó lớn
và bạn cần phải luyện tập và thích nghi với chúng nữa.
3. Cách sống:
Trươc khi nuôi một loại chó nào bạn cần phải biết đặc điểm và tính cách của loại chó đó để có thể chăm sóc chúng một cách cẩn thận hơn. Thời gian và nhu cầu thích nghi
của các loại chó là khác nhau, bạn nên tham khảo trước khi đưa một chú cún cưng về với gia đình nhé!
4. Kinh nghiệm:
Bạn đã có kinh nghiệm nuôi chó chưa, hay chỉ mới bắt đầu nuôi chúng. Chó được huấn luyện vào chọn lựa rất kỹ càng nên không phải ái muốn muôi dạy chúng đều được cả. Không dễ dàng như trên phim ảnh mà các bạn thường thấy. Thực tế khó khăn hơn rất nhiều, nhưng đối với người hiểu rõ về chúng thì không khó tí nào. Hãy đọc và tham khảo nhiều về giống chó trước khi nuôi để hiểu chúng hơn nữa nhé.
5. Nuôi lâu dài:
Bạn có bỏ rơi chú chó khi có một cuộc sống riêng của mình không, chẳng hạn như bạn kết hên, bạn chuyển nhà, khi có em bé….Bạn có nghĩ chúng sẽ cùng bạn sống lâu dài không?

Các phương pháp huấn luyện chó:
Huấn luyện chó là điều cần thiết với những ai đang nuôi trong nhà mình một chú cún cưng. Có rất nhiều nguyên tắc cơ bản để huấn luyện chó để nó sống cùng với bạn hay
những nguyên tắc huấn luyện theo kiểu nghiệp vụ…dưới đây sẽ là một vài nguyên tắc huấn luyện cơ bản

Cách phương pháp huấn luyện chó bạn cần biết:
– Huấn luyện chó cách cư xử: huấn luyện cách cư xử cho chó sao để nó biết phép lịch sự và cư xử tốt với những động vật khác. Nhưng phương pháp sẽ bao gồm một số bệnh cơ bản nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp cho chó ngon hơn và trở thành công dân tốt hơn. Với những người nuôi chó mà chó gặp phải những vấn đề liên quan đến cách hành xử như sủa dữ, nghiến răng hay phá phách đồ đạc trong nhà. Thì đây chính là bài huấn luyện cơ bản áp dụng ngay khi chó còn nhỏ tuổi.
– Huấn luyện chó biết nghe lời: huấn luyện cho chó biết nghe lời và chủ yếu tập trung vào việc dạy cho nó vâng lời thông qua việc sử dụng các lệnh như ngồi, lệnh nằm và lệnh liếm. Việc huấn luyện như thế này có phần đẳng cấp hơn loại hình cử xử bên trên rất nhiều. Trong đó bao gồm một số bài huấn luyện về hành vi cư xử của chó
– Huấn luyện cho chó linh hoạt hơn: những bài huấn luyện áp dụng cho chó linh hoạt hơn thường là những khóa học vượt chướng ngại vật hay những cuộc đua, nhảy cao. Là phương pháp huấn luyện đẳng cấp để luyện cho các chú chó tham gia vào những lệnh cơ bản hơn. Những người huấn luyện chó sẽ không được tiếp xúc hay được khen thưởng trong suốt quá trình mà chó tham gia cuộc đua. Vì vậy người huấn luyện phải thấu hiểu chúng thông qua tiếng sủa. Mọi chú chó đều có thể học hỏi và trải qua được hết những kĩ năng này.
– Huấn luyện chó nghiệp vụ: giống chó được huấn luyện thường là giống chó thông minh và có khả năng tiếp thu được nhiều kĩ năng giống như con người. Một số chú chó có thể học được cách sống làm sao cho thật hòa hợp cùng với đồng loại của mình, học được cách săn bắn, hỗ trợ người khuyết tật, trinh sát. Nhưng để học được điều này các chú chó sẽ phải trải
qua quá trình huấn luyện khá khó khăn và tốn rất nhiều thời gian. Những bài huấn luyện này chỉ phù hợp với một số loài chó cụ thể chứ không phải loài chó nào cũng có khả năng học hỏi được.

Các bệnh thường gặp ở mèo và cách điều trị:
– Mèo bị đau mắt:
Cách chăm sóc: Nếu như chỉ là triệu chứng đau mắt thông thường không phải do các loại virus gây nên. Chỉ cần chăm sóc vệ sinh cho mèo thật sạch sẽ là được.
Nhỏ nước muối mà mắt thường xuyên, làm sạch nước mắt bằng ghèn, cách ly với những chú mèo khác để phòng tránh việc lây nhiễm
– Mèo bị rận:
Bắt rận cho nó bằng tay không nên xịt thuốc vì mèo mẹ rất hay liếm lông. Khi xịt thuốc sẽ có nguy cơ bị trúng độc rất cao. Đối với những chú mèo lớn, nếu bắt bằng
tay không hết thì hãy mua thuốc xịt, dùng đúng liều, đeo cho nó vòng xấu hổ để tránh việc nó liếm thuốc. Vệ sinh tắm rửa cho nó thường xuyên sạch sẽ.
– Mèo bị nấm:
Biểu hiện: bệnh gây rụng lông thành những mảng to có vòng tròn, sợi lông gẫy nhất là vùng mặt và tai khiến nó ngứa ngáy khó chịu hay dùng móng để gãi tai.
Để lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng viêm da, viêm thận nặng hơn nữa là nhiễm trùng máu rồi tử vong. Dễ nhầm lẫn bệnh nấm ở mèo với bệnh ghẻ lở, nó có thể gây lây lan sang cho người gây ngứa trên những vùng da mỏng xuất hiện những vùng nấm da đỏ có hình tròn như đồng xu hoặc chiếc nhẫn, Bệnh lây lan trong đàn mèo rất nhanh, nhất là những chú mèo xù lông, mèo nhốt lồng được bày bán, mèo sống ở những nơi tối tăm ẩm thấp

Cách chăm sóc khi mèo nhà bị nấm:
+Dùng những loại thuốc bôi cho người chữa trị và ức chế sự phát triển của nấm như nizoral, ketoconazone.
+Cạo hết lông quanh vùng bị nấm.
+ Dùng lá trà xanh đun cho đặc rồi đắp lên vùng bị nấm, bôi cồn và thuốc đỏ lên, hạn chế tắm nếu có tắm thì nên tắm bằng nước trà xanh hoặc tắm bằng sữa tắm kết hợp với
phơi nắng
+ Uống thêm thuốc kháng sinh
– Mèo bị viêm tai, có rận ở tai:
Biểu hiện: Mèo hay gãi tai, bên trong tai có màu đen rất dơ và bẩn ngoáy liên tục nhưng lại không hề sạch. Bệnh lây lan rất nhanh sang những chú mèo khác.
Cách điều trị: Mua thuốc nhỏ tai dành cho trẻ sơ sinh loại Ileffexime về nhỏ mỗi ngày 2 lần. Ngoáy tai thường xuyên cho nó 1-2 lần/1 ngày. Nếu tại quá bẩn nên mang
đến cơ sở thú y để bác sĩ thú y vệ sinh tai nó cho sạch

Thẩm Mỹ Thú Cưng
Thẩm mỹ thú cưng ngày nay trở thành một nhu cầu tất yếu với các chủ nuôi thú cưng. Thú Y PetPro hiện là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này với đội ngũ y bác sỹ giỏi,
trang thiết bị hiện đại cùng sự chuyên nghiệp cao nhất.
– Cạo nha chu:
Giống như ở người, thú cưng cần được cạo nha nhu để loại bỏ các mảng bám thừa trên răng nướu. Việc không đi cạo nha sẽ làm các mảng bám trên răng tích tụ,
là nguyên nhân dẫn đến hơi thở thú cưng có mùi hôi, viêm nướu, thú cưng cần đi lấy nha chu 6 tháng một lần. Từ đó sẽ giúp cho thú cưng có hàm răng khỏe và chắc hơn. Sức khỏe của thú cưng cũng được đảm bảo nhờ giảm được nguy cơ lây mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
– Cắt mộng mắt:
Nếu em thú cưng của bạn xuất hiện cục thịt nổi lên ở khóe mắt thì có thể thú cưng của bạn đang có mộng mắt. Mộng mắt trên thú cưng là sự lồi ra bên ngoài của phần mi mắt thứ 3.
Phần này có chứa tuyến lệ có vai trò hỗ trợ tạo ra và chứa nước mắt.
– Tắm sấy:
Tắm sấy cho thú cưng tại nhà tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thời gian hoặc kinh nghiệm để làm việc này. Chính từ đó việc mang thú cưng đến các trung tâm có
dịch vụ tắm sấy chuyên nghiệp đã trở nên rất phổ biến. Các trung tâm chuyên nghiệp sẽ có các loại sữa tắm phù hợp nhất với thú cưng. Giúp da không bị kích thích đồng thời
nuôi dưỡng và bảo vệ bộ lông.
– Rửa tai:
Liệu bạn có rửa tai cho thú cưng thường xuyên và đúng cách? Nếu bạn chịu khó quan sát bạn có thể thấy tai là bộ phận tích tụ nhiều chất bẩn nhất. Nếu không được vệ sinh thường
xuyên sẽ tạo nên những vùng tích tụ, lâu ngày có thể tạo thành các vết đỏ bất thường, các đốm màu nâu. Tai thú cưng sẽ dễ bị chảy nước, bốc mùi khó chịu, thú cưng thường xuyên
gãi tai gây trầy xước.

Cách chăm sóc thú cưng nhà bạn trong những ngày hè nóng bức:
Những việc cần làm đối với thú cưng nhà bạn khi hè về:
Kiểm tra nhiệt độ xung quanh nơi thú cưng ở:
Vào mùa hè nhiệt độ tăng cao một cách đột ngột so với những mùa khác trong năm. Những con vật nuôi trong nhà bạn như chó mèo chúng thường không có khả năng phóng nhiệt hay toát mồ hơi để cơ thể giải tỏa bớt được nhiệt độ như con người. Cho nên đai đa số những chú thú cưng đều khôn có khả năng thích nghi với khí hậu nóng ẩm. Các bạn cần di trì nhiệt độ thích hợp nhất xung quanh nơi thú cưng ở để đảm bảo thân nhiệt của nó bình thường.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng: giữ cho thú cưng trong nhà bạn luôn luôn sạch sẽ là điều rất quan trọng. Cơ thể sạch sẽ chúng mới thấy được sự thoải mái nhanh lớn đồng thời tránh được một số bệnh về da khác nữa. Thú cưng luôn luôn ở trong nhà nhưng các yếu tố gây bệnh cũng hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng. Tối thiểu từ 1-2 tuần các bạn cũng nên tắm cho chó hay mèo nhà mình, đi kèm đó là sử dụng thêm các sản phẩm dành riêng cho nó như xà phòng tắm, sữa tắm để làm sạch trứng giun hay những vi khuẩn gây bệnh bám lên trên người nó. Bạn cũng cần nên đưa thú cưng nhà mình đi khám sức khỏe định kỳ tiêm phòng vắc xin tẩy giun định kỳ tầm 3-6 tháng một lần. Khi thú cưng có những biểu hiện bất thường như bỏ ăn, ủ rũ hay rên rĩ ngay lập tức bạn cần mang nó đến ngay cơ sỡ thú y để được bác sỹ chăm sóc kịp thời.
Chế độ ăn uống: cần phải có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý cho thú cưng vào mùa hè nhất là mùa nắng nóng như thế này chúng thường không muốn ăn và hay bỏ ăn. Kết hợp cùng với một chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ gây nguy hại lớn cho chúng. Tăng cao khả năng mắc phải một số bệnh nghiêm trọng khác vì vậy yếu tố dinh dưỡng cho thú cần đủ và đảm bảo cân bằng.
Cho thú cưng vận động thường xuyên hằng ngày: cho dù là mùa nắng hay mùa đông lạnh thì việc cho thú cưng vận động đều là yếu tố cần thiết. Nó góp phần giúp thú cưng nhà bạn duy trì sức khỏe tránh một số bệnh như béo phì. Nhưng để ý không được cho mèo chơi ngoài trời quá nắng nóng oi bức cho chúng dạo chơi vào chiều mát hay sáng sớm thôi. Tránh không cho chúng tiếp xúc những nơi có nhiều muỗi hay côn trùng độc hại.
Triệu chứng sốc nhiệt của thú cưng vào mùa hè và cách phòng:
+ Vật nuôi thỏ hổn hển có phần hơi gấp gáp nhìn nó rất mệt mỏi
+ Lưỡi đỏ chót chảy rất nhiều nước dãi chúng thường xuyên đi tìm nước uống
+ Nôn mửa hôn mê

Làm Thế Nào Để Cắt Móng Cho Chó:
– Cho bề mặt phẳng, nhưng móng chân chó thì khác. Dùng kềm tỉa móng cho người có thể làm mềm móng, gây đau hoặc làm bị thương chó cưng. Có nhiều kiểu tỉa móng cho chó khác nhau nhưng cách phổ biến nhất là cắt thẳng (hình chữ U) hoặc cắt “hình chiếc kéo”. Việc chọn cách cắt nào phụ thuộc vào người cắt. Kiểu cắt “chiếc kéo” thường dễ áp dụng hơn, vì bạn không phải áp sát bề mặt kềm vào móng. Vùng hồng là một bộ phận của móng chân nơi có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Cắt phạm vào vùng này sẽ gây đau đớn và chảy máu cho chó.
– Cách tốt nhất: bạn chỉ nên tỉa móng cách khu vực hồng 2-4 mm. Nếu chú chó có móng trắng, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy vùng màu hồng bên trong móng chân. Nếu chú chó có móng màu tối bạn khó có thể nhìn thấy vùng này. Cẩn thận tỉa từ từ từng chút một để tránh cắt phạm vào nó. Bạn có thể hỏi một nhân viên chăm sóc chó hoặc bác sĩ thú y để họ chỉ cho bạn độ dài móng nên cắt. Nếu móng chó cưng mọc quá dài, vùng hồng sẽ phát triển theo. Cắt tỉa móng thường xuyên sẽ khiến vùng hồng trở lại với chiều dài ban đầu.
– Khi chơi với chó, bạn có muốn chúng bị vướng móng vào đâu đó mà đau không? Hay bạn có muốn móng chúng làm bạn bị xước da? Nếu bạn không cắt móng chân cho chó, có khả n

Các bước thực hiện:
– Chọn nơi bạn và chó ngồi ngang nhau, gọi chó lại và bảo nằm vào lòng. Nếu chó sợ, bạn nên nhờ ai đó trong gia đình giữ nó giúp, để tránh tình trạng nó cựa giãy làm ta cắt phạm vào thịt. Cầm chân chó nhẹ nhàng nhưng phải chắc chắn. Cắt phần móng thừa ra với góc 45 độ. Điểm cắt cuối cùng của kềm hướng về phần cuối cùng của móng, điều này sẽ giúp bạn cắt bỏ được phần nhọn của móng chân chó. Đẩy nhẹ mu bàn chân cún lên để lộ ra phần móng thừa và cắt bỏ. Bấm kềm nhẹ nhàng, giữ chắc tay tránh làm gãy móng chó. Nên dùng kềm cắt từng phần nhỏ của móng thay vì cắt 1 lần cả phần móng dài. Điều này càng nên chú ý hơn với những chó có móng chân màu tối. Khi cắt đến phần chấm đen ở giữa móng là điểm bắt đầu của phần thịt mềm. Đến đây thì không được cắt nữa. Bạn nên kiểm tra xem móng của chó có bị giòn không hoặc sau khi cắt móng vẫn còn sắt thì nên giũa móng lại cho chó nhé!

Dịch vụ nội trú thú cưng:
Nội trú thú cưng là dịch vụ ra đời nhằm phục vụ cho những người bận rộn, hay đi công tác xa phải để thú cưng ở nhà 1 thời gian dài không ai chăm sóc, bầu bạn nguy cơ bị stress, bị đói, bệnh tật, đi lạc rất cao. Ngoài ra dịch vụ này còn giúp giữ thú cưng trong các dịp lễ, Tết, giữ ngắn ngày cho những gia có đám cưới, đám ma…đông người không ai chăm sóc… Nơi đây được xem là nhà trọ ngắn ngày. Khách sạn mở cửa 24/24 luôn chào đón những bé cưng hội đủ điều kiện: khỏe mạnh, chích ngừa, tẩy giun, ngừa ve …đúng quy trình và không mang các bệnh nội khoa tiềm ẩn: suy tim, suy thận, viêm gan, nấm da…

Điều trị nội trú thú cưng:
Dịch vụ điều trị nội trú thú cưng tại bệnh viên Pet City Hopital ra đời nhằm giải quyết các lo lắng của gia chủ khi thú yêu của mình bị bệnh dài ngày. Chúng tôi đã đầu tư hệ thống lưu trú thú bệnh theo tiêu chuẩn các bệnh viên hàng đầu châu Á:

Có máy trợ tim
Máy thở oxy
Máy X-Quang
Máy xét nghiệm
Điều trị nội trú thú cưng tại Pet City Hopital
Khu điều trị nội trú thú cưng tại Thú y Pet City Hopital được chia ra làm nhiều phân khu dựa vào bệnh án và kết quả xét nghiệm ban đầu nên giảm thiểu tối đa tình trạng lây
nhiễm chéo trong bệnh viện. Ngoài ra bệnh viện còn chú ý đến nhu cầu vận động và vui chơi của thú cưng trong những ngày vắng chủ. Khoảng sân thượng lầu 4 được thiết
kế hồ nước, cầu trượt, ống lượn, vòng nhảy và có huấn luyện viên chơi đùa luyện tập ngày 2 lần mỗi lần 2 tiếng vào lúc 6-8g sáng và 5-7g tối.

Tại sao lại nên khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng:
Vì đời sống của thú cưng ngắn ngủi trung bình thọ được 10-13 năm. Nên chủ nuôi cần quan tâm đến việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho thú cưng 1 năm 2 lần để ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh hiểm nghèo, qua đó cũng giúp kiểm soát trình trạng mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến các bệnh: tiểu đường, tim mạch, béo phì, suy tuyến giáp, ngoài ra bệnh trên thú cưng rất khó phát hiện vì chúng không có khả năng diễn tả.
Do đó khi có triệu chứng trầm trọng thì chủ nuôi mới phát hiện thì quá trễ như bệnh ở mắt, ở tai, ở răng và khớp thường rất âm thầm, cũng như các bệnh suy tim, suy thận
mãn, viêm gan,….chúng chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm máu tổng quát, qua X-quang, siêu âm và các phương pháp chẩn đoán chuyên khoa mới có khả năng thấy được các
nguy cơ tiềm ẩn trên thú cưng.

Hỗ trợ trực tuyến

VIỆT NAM

Mr. Toàn - Bác sỹ điều trị
Gọi 0932198080> (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHÚNG TÔI

Đăng ký tư vấn